Kỹ thuật nhân meo nấm mèo
Trước hết cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như sau:
*Thiết bị, dụng cụ chuyên dùng pha chế môi trường: Nồi hấp vô trùng, tủ sấy dụng cụ, bếp nấu môi trường; nồi nấu môi trường, cân.
* Một số thiết bị, dụng cụ khác: Giấy đo pH; ẩm kế, bình tam giác, ống nghiệm, giá để ống nghiệm, ống đong.
* Thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để cấy giống nấm: Tủ cấy giống, bộ dụng cụ cấy giống, máy điều hoà nhiệt độ; quạt thông gió.
* Thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để nuôi sợi và bảo quản giống nấm: Máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh hoặc tủ mát, tủ ấm, tủ ấm, xe đẩy.
* Vật tư, nguyên liệu, hóa chất chuyên dùng để nhân giống nấm.
– Chai thủy tinh (chai nước biển), túi nilon loại chịu nhiệt có kích thước 16 x 28cm, đã được gấp đáy vuông, dây cao su, bông không thấm nước, cổ nhựa (đường kính 3cm, cao 4cm), ngoài ra có thể làm bằng giấy carton.
– Nắp nhựa: có đường kính 5cm, chiều cao 5cm, nếu không có nắp nhựa có thể dùng nilon thay thế khi đậy túi giá thể.
– Khoai tây, giá đậu xanh, bột ngô, cám gạo, lúa, que sắn;
– Mùn cưa, rơm rạ; agar, đường glucô, bột CaCO3, thạch cao (CaSO4), cồn 90o.
Nguyên tắc chung của việc phân lập hay tách giống nấm từ bào tử là hứng các đảm bào tử rơi từ mũ nấm xuống. Công việc này chủ yếu tiến hành trong phòng thí nghiệm.
– Cách thu bào tử từ mô thịt nấm: Phương pháp tạo hệ sợi nấm thuần khiết từ mô thịt nấm thông dụng và nhanh chóng hơn, chọn tai nấm điển hình, không sâu bệnh, đợt đầu tiên, nấm to mọc riêng lẽ.
Chuẩn bị meo giống cấp 1
Chuẩn bị môi trường cấp 1: Thành phần bao gồm (khoai tây: 200 g + đường Glucose : 20 g + thạch Agar : 20 g + nước sạch vừa đủ : 1 lít). Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch và cắt khối, thêm nước sạch khoảng 1,2 lít, đun sôi khoảng 15 đến 20 phút. Dùng vợt lọc lấy nước trong khoảng 1 lít. Cho nước khoai tây đã lọc vào ca rồi cho Agar vào và khuấy cho tan đều, thêm glucose vào và bổ sung nước cho đủ 1 lít. Sau khi kiểm tra pH xong cho vào ống nghiệm (kiểm tra bằng quỳ tím). Cho 1/5 ống là được, làm nút bông quấn giấy bao nút lại. Hấp khử trùng.
Nồi hấp khử trùng tự động: cài đặt hấp 121oC, 1 atm, trong 30 giờ. Áp suất trở về 0 atm thì mở nồi hấp và lấy môi trường ra. Khi lấy môi trường ra thì đạt ống nghiệm nghiêng 15o để tạo thạch nghiêng.
– Khử trùng đối với tủ cấy vi sinh: Làm sạch phòng và tất cả các dụng cụ cần thiết, bên trong và ngoài tủ cấy bằng cồn. Đặt tất cả dụng cụ và đồ dùng cần thiết vào khoang. Bật đèn tia cực tím, quạt thông gió tủ cấy. Sau 10-15 phút, tắt đèn UV, để lại quạt thông gió suốt thời gian sử dụng (tủ cấy vi sinh thường dùng trong phòng thí nghiệm vì trong phòng thí nghiệm có rất nhiều sinh viên qua lại, nhiều loại nấm và vi sinh vất – đối tượng nghiên cứu khác nhau).
– Mẫu cấy: Chọn tai nấm mèo lớn, tươi, gọt sạch gốc, lau nấm và tay người cấy bằng cồn 70o, khử trùng dao cấy, xẻ đôi tay nấm, dùng dao cắt 1 miếng ở phần thân gần mũ nấm cho vào ống nghiệm tiến hành ở điều kiện vô trùng với đèn cồn.
Sau khi tách lấy thịt nấm, mở nút bông ống nghiệm, đặt vào giữa ống nghiệm, đè nhẹ cho cố định. Sau đó, đậy nút bông kín lại và ghi thông tin: tên nấm, ngày cấy, người cấy.
Sau khi phân lập, hệ sợi nấm sẽ lan dần, phủ kín ống nghiệm trong khoảng 7 ngày. Lúc này, cần cấy chuyền 2-3 lần qua môi trường PGA để làm thuần khiết giống (làm cho tơ nấm quen dần với môi trường).
Các bước chuẩn bị tương tự như mục chuẩn bị phân lập: chỉ khác là sử dụng que cấy thay cho dao mổ.
Hơ kĩ que cấy, cho đến khi nóng đỏ, chờ nguội 15 giây. Dùng que cấy lấy mẫu tơ trên bền mặt agar và đặt vào ống nghiệm. Hơ kĩ xung quanh phần đầu ống nghiệm. Hơ kĩ đầu ống nghiệm trước khi đậy nút bông. Ghi đầy đủ thông tin: tên nấm, ngày cấy.
Tăng sinh: Khi giống đã thuần khiết 2-3 lần, bắt đầu sẽ cấy qua môi trường tăng sinh (giống môi trường phân lập và bổ sung thêm cao nấm men), có nhiều dinh dưỡng hơn, giúp cho hệ sợi khỏe, thích nghi tốt và phát triển nhanh chóng trên môi trường meo hạt.
Chuẩn bị nguyên liệu nhân meo giống cấp 2: là lúa
Xử lý nguyên liệu và cấy chuẩn bị lúa nhân meo giống cấp 2 theo phương pháp thủ công. Chọn các loại lúa có hình tròn, cũ.
– Xử lý nguyên liệu lúa:
Tiến hành xử lý lúa: đưa lúa vào giá, cho nước chảy từ vào lúa, dùng tay đãi lúa, loại bỏ lúa lép, tạp chất, để ráo nước và cho vào chậu, cho nước đầy vào chậu, cho nước chảy nhỏ (liu riu) và để trong 8-12 giờ. Lưu ý: cho nước chảy nhỏ và luôn chảy và không được tắt trong khoảng thời gian ngâm lúa. Mục đích làm cho lượng đường trong lúa giảm. Sau đó, vớt toàn bộ lượng lúa, cho vào giá, dùng tay chà sát cho lông tơ ngoài vỏ lúa bị rụng ra ngoài, đãi cho sạch.
Tiếp theo, tiến hành luộc lúa. Cho nước vào nồi vừa ngập ngón trỏ. Nung đến khi hạt lúa vừa hé nở. Chú ý trong quá trình nung, khi nước trong nồi sôi thì khuấy đều (luộc khoảng 10-15 phút). Gạn cạn nước trong nồi, sau đó lại bắt lên bếp, chỉ để than không đốt để om lúa (5-10 phút), đậy kín nồi. Mục đích om làm cho nước bốc hơi toàn bộ. Tiếp sau đó, nhắc nồi và đổ lúa ra nia, dàn đều hạt làm hơi nước bốc nhanh.
Công thức phối trộn nguyên liệu: Thóc luộc + bột nhẹ (CaCO3) 1,5%. Chai được rửa sạch, để ráo hoặc túi nilong chịu nhiệt cho lúa đã luộc vào và hấp khử trùng 01 lần bằng nồi hấp khử trùng tự động ở 1atm, 121oC trong 30 giờ. Áp suất nồi hấp giả về 0, lấy ra và để nguội thì có thể tiến hành cấy tơ nấm đã được tăng sinh.
Ảnh: Thủy
Thao tác chuẩn bị như cấy phân lập và nhân giống cấp 1, lấy ít meo cấp 1 cấy vào môi trường cấp 2, đậy nút bông, bảo quản ở phòng nuôi meo giống.
Môi trường nhân giông cấp 3: nguyên liệu là lúa, chuẩn bị môi trường như cấp 2, cấy chuyền nhân giống như cấp 2
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.