Cách trồng nấm rơm bằng mùn cưa
Hướng dẫn cách trồng Nấm Rơm bằng mùn cưa hiệu quả
Hiện nay đang có xu hướng trồng nấm tại nhà thay cho việc phải mua nấm rơm ở ngoài chợ vừa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa không chất lượng bằng, sau đây VBio xin chia sẻ cách trồng nấm rơm bằng mùn cưa đơn giản, hiệu quả.
Kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà bằng mùn cưa với các bước tiến hành như sau:
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Chọn loại mùn cưa đảm bảo 3 KHÔNG: không bị mốc, không có tinh dầu, không chứa độc tố (hóa chất, xăng dầu…)
Làm ẩm mùn cưa đến khi đạt độ thủy phân 70% rồi ủ mùn cưa thành đống (mỗi đống khoảng 300kg). Thời gian ủ là 4 – 6 ngày, cứ 2 – 3 ngày đảo 1 lần. Có một số lý do mà bà con phải ủ mùn cưa là:
Kích thích xạ khuẩn phát triển giúp phân hủy mùn cưa được tốt hơn. Khi mùn cưa phân hủy, nó sẽ bị phân giải thành các chất dễ tiêu giúp nấm hấp thu tốt hơn.
Quá trình ủ góp phần làm nguyên liệu chín và tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong mùn cưa.
Để nâng cao năng suất nấm thu hoạch sau này, bà con có thể trộn thêm phân hữu cơ (phân chuồng, xác thực vật) và khoáng (tro…) vào đống ủ với lưu ý: các loại phân hữu cơ bổ sung không quá 20% khối lượng đống ủ, khoáng cần bổ sung khoảng 1%.
2.Bổ sung dưỡng chất cho mùn cưa:
Phối trộn thêm dinh dưỡng vào đống ủ là cách giúp nâng cao năng suất hơn. Chúng ta có thể bổ sung chất dinh dưỡng từ Phân hữu cơ (như phân chuồng, phân hữu cơ từ xác thực vật…), phân vô cơ (ure, DaP, SA, NPK,…) và khoáng (tro,…)
3. Chuẩn bị địa điểm
Chọn địa điểm trồng nấm sao cho sạch sẽ, bằng phẳng, cao ráo không bị ngập úng. Có thể trồng nấm ngoài trời. Tuy nhiên, cần tránh những nơi chăn nuôi, khu vực có chứa nước thải, rác thải sinh hoạt. Dọn sạch rác, cỏ của khu đất trước khi trồng và tiến hành rải vôi để diệt khuẩn.
4. Gieo meo giống
Meo giống cần đảm bảo tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn. Đây là khâu quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng nấm.
Bịch meo tốt cần đảm bảo: Sợi tơ nấm màu trắng trong, có lốm đốm màu hồng, khi mở nắp bịch sẽ có mùi thơm đặc trưng của nấm rơm. Một bịch meo giống nặng trung bình 120g.
5. Gieo trồng nấm
Có nhiều phương pháp trồng gồm: dùng khuôn gỗ, rổ nhựa hoặc dùng tay để đắp mô nấm rơm.
6.Ươm túi mùn cưa đã cấy giống
Bà con mang các túi mùn cưa đã cấy giống vào nhà ươm có nhiệt độ 24 – 26 độ C. Nhà ươm cần sạch sẽ, thoáng mát, không có ánh sáng và nên được thiết kế nhiều tầng giàn với mỗi tầng cách nhau 50cm để tiết kiệm diện tích.
Tiếp theo, bà con xếp mùn cưa lên giàn, các túi cách nhau 7 – 10 cm, ươm trong 60 – 70 ngày để sợi nấm phát triển ăn ra nguyên liệu mùn cưa và cho một màu trắng đồng nhất.
Trong thời gian này, bà con lưu ý đảm bảo độ thông thoáng của phòng ươm và loại bỏ các túi bị nấm mốc gây bệnh nhằm tránh lây lan chéo, đồng thời có các biện pháp chống chuột bọ, sâu hại cắn phá.
7.Chăm sóc nấm và thu hoạch
Hết giai đoạn nuôi sợi (khi các túi mùn cưa có sợi nấm mọc kín đến đáy túi), bà con mở túi bông và miệng túi ra, chuyển các túi này sang phòng khác. Phòng này khác với phòng ươm, và theo đó, cần độ ẩm phòng đạt 80%, nhiệt độ 16 – 18 độ C.
Sau khoảng 15 ngày, nấm sẽ bắt đầu lên và bà con có thể thu hoạch trong khoảng 4 – 5 tháng thì kết thúc đợt trồng nấm.
Trung bình, một túi nấm trồng theo phương pháp này sẽ cho 600 – 800g nấm tươi. Nếu không bán ngay, bà con cần bảo quản trong túi nilon ở nhiệt độ lạnh thích hợp trong thời gian hợp lý.
Hiện nay, nhiều bà con đang áp dụng mô hình “Trồng nấm rơm bằng mùn cưa” thay cho cách trồng truyền thống, để nâng cao kinh tế.
Mời bà con tham khảo cách trồng nấm rơm ngoài trời
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.